Bảo Yên tạo bước đột phá trong cải cách hành chính, chuyển đổi số
Mặc dù là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Lào Cai, song những năm qua huyện Bảo Yên đã tập trung quyết liệt, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo hướng sáng tạo, sát với điều kiện, tình hình thực tiễn địa phương, chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử đã tạo ra những bước chuyển biến đột phá. Với nhiều kết quả nổi bật: Trong 03 năm liên tiếp, huyện Bảo Yên đứng trong top 3 về chỉ số CCHC (năm 2020 xếp thứ nhất, năm 2021 xếp thứ 3, năm 2022 xếp thứ nhất; 3 năm liên tục xếp thứ nhất về mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước; đứng trong top 3 về đánh giá mức độ hài lòng của người dân (SIPAS). Năm 2021 được UBND tỉnh tặng Bằng khen huyện 2 năm liên tiếp có điểm số đánh giá CCHC trên 90 điểm; năm 2022 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua trong phong trào CCHC (huyện dẫn đầu chỉ số CCHC trong 9 huyện, thị xã, thành phố).

Năm 2022 huyện Bảo Yên được Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tặng Cờ thi đua trong phong trào CCHC (huyện dẫn đầu chỉ số CCHC trong 9 huyện, thị xã, thành phố).
Xác định rõ CCHC là một chương trình lớn của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lào Cai, bởi nó có tầm quan trọng đặc biệt liên quan đến nhiều lĩnh vực nhằm hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước, UBND huyện Bảo Yên đã từng bước đổi mới các nội dung, hình thức chỉ đạo thực hiện chương trình CCHC cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp huyện, cấp xã được các cơ quan, UBND các xã, thị trấn công khai niêm yết đầy đủ, đúng quy định tại trụ sở các cơ quan, bộ phận một cửa huyện, cấp xã và trên cổng thông tin điện tử huyện, thuận tiện cho các cá nhân, tổ chức đến tìm hiểu và giao dịch.
Để đạt được kết quả trong công tác cải cách hành chính huyện xác định công tác tuyên truyền là một trong nhưng khâu quan trọng, các địa phương vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền nhằm tuyên truyền cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp hiểu rõ vai trò của công tác cải cách hành chính đồng thời qua đó tiếp nhận phản ảnh của người dân về công tác CCHC và sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đối với người dân và doanh nghiệp.
Theo đó, việc cải cách thể chế và thủ tục hành chính đã được các cơ quan phụ trách tham mưu cho UBND huyện xây dựng và ban hành các quy định, quy chế hoạt động của cơ quan chuyên môn và UBND huyện. Công tác rà soát các loại văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên được UBND huyện chỉ đạo thực hiện sát với tình hình thực tế. Đến nay, huyện Bảo Yên đã đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính theo hướng tiện lợi nhanh gọn; sửa đổi và ban hành nhiều văn bản liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội.
Công tác cải cách tổ chức bộ máy tiếp tục được Huyện uỷ, UBND huyện quan tâm chỉ đạo trong đó rà soát sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực hiệu quả; công tác quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng được triển khai thực hiện công khai đúng quy trình. Trong giai đoạn từ năm 2021 đến 31/3/2024, đã điều động, bổ nhiệm 29 lãnh đạo quản lý cấp phòng, bổ nhiệm lại 03 lãnh đạo quản lý cấp phòng; bổ nhiệm 28 viên chức quản lý trường học. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra công vụ gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hoá công vụ; đổi mới công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Các cơ quan đơn vị đã xây dựng Quy chế chi tiêu và thực hiện đúng quy định, đảm bảo dân chủ, công khai; nội dung, định mức chi đảm bảo đúng chế độ, định mức theo quy định hiện hành. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra công vụ gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hoá công vụ; đổi mới công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Các cơ quan đơn vị đã xây dựng Quy chế chi tiêu và thực hiện đúng quy định, đảm bảo dân chủ, công khai; nội dung, định mức chi đảm bảo đúng chế độ, định mức theo quy định hiện hành.

Công tác quy hoạch, bổ nhiệm được huyện Bảo Yên triển khai thực hiện công khai đúng quy trình.
Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện đồng bộ và đang phát huy hiệu quả tốt trong giải quyết thủ tục hành chính. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, tiện ích đáp ứng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận hồ sơ, xử lý công việc, trả kết quả. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức bộ phận một của các cấp được quan tâm đào tạo có phẩm chất đạo đức, phầm chất và năng lực tốt đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. 100% các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp huyện, cấp xã được công khai niêm yết đầy đủ, đúng quy định tại trụ sở các cơ quan, bộ phận Một cửa huyện, cấp xã bằng bản giấy hoặc điện tử, đồng thời đăng tải công khai đầy đủ, thường xuyên, liên tục trên Cổng dịch vụ hành chính công tỉnh Lào Cai, Cổng thông tin điện tử của huyện. Từ năm 2021 đến nay đã tiếp nhận và giải quyết TTHC cấp huyện, cấp xã tổng số hồ sơ tiếp nhận 68.582 hồ sơ, 100% hồ sơ được giải quyết đúng hạn.

Nhờ đẩy mạnh cải cách hành chính, bộ phận một cửa UBND huyện Bảo Yên giải quyết thủ tục hành chính cho người dân nhanh gọn hơn
Trong 3 năm gần đây, Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) huyện Bảo Yên đều đứng trong top đầu của tỉnh (Năm 2021 xếp thứ nhất đạt 88,84%; năm 2022 xếp thứ 2 đạt 93,37%; năm 2023 xếp thứ 2 đạt 83,11%.
Phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và Hồ sơ công việc được duy trì, triển khai thực hiện đến 100% phòng ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp; 17/17 xã, thị trấn; 70/70 đơn vị trường học trên địa bàn huyện. Việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc trao đổi thông tin, báo cáo từ cơ sở đến huyện, tỉnh và ngược lại kịp thời và nhanh chóng đáp ứng công tác chỉ đạo điều hành của địa phương.
Mô hình “Chính quyền thân thiện” được triển khai nhân rộng 17/17 xã, thị trấn mang lại hiệu quả góp phần thực hiện tốt công tác cải cách hành chính ở địa phương, nâng cao sự hài lòng của người dân trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Tỷ lệ văn bản được ký số đạt 98%; 17/17 xã, thị trấn duy trì Tốt trang thông tin điện tử.
Huyện Bảo Yên đã thành lập duy trì, phát huy, nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng của 17 xã, thị trấn với hơn 800 thành viên; các tổ trao đổi zalo nhóm quán triệt triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng và nhà nước về công tác chuyển đổi số, Cải thiện DTI trên địa bàn huyện....
Hàng năm huyện Bảo Yên luôn quan tâm chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn CCHC, chuyển đổi số
Hiện trên địa bàn huyện, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử 96/96 đạt 100%. Lồng ghép với nhiệm vụ đưa sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử, đã thực hiện tổ chức tập huấn tới từng UBND xã, thị trấn với tổng số: Đến nay đã đưa 25/25 sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử, đạt 100%. 100% các chủ thể đã có tài khoản thanh toán điện tử. 100% sản phẩm OCOP đã được giới thiệu, quảng bá trên sàn TMĐT tỉnh Lào Cai (laocaitrade.vn) và trang thông tin xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai (xttmnongnghiep.laocai.gov.vn).
Công an huyện thực hiện việc tích hợp, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội của ngành đảm bảo dữ liệu luôn đủ, đúng, sạch, sống. Tỷ lệ sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử: 25/25 = 100%, với 4 gian hàng (thông báo tại văn bản số 368/STC-XNK ngày 14/3/2023 của Sở Tài chính tỉnh Lào Cai). Số người dân có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép, ước đạt 50%. Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử: 82.787/91.200 = 91%.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác CCHC, Chuyển đổi số trong thời gian tới, huyện Bảo Yên tiếp tục đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành xác định Chuyển đổi số và Cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, nhất là ở cơ sở. Đồng thời tiếp tục theo dõi đánh giá sự hài lòng của người dân, lắng nghe ý kiến người dân để có cơ sở khách quan cho việc cung ứng dịch vụ công đảm bảo lấy người dân làm trung tâm phục vụ. Tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp; tổ công nghệ số cộng đồng; đề án thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số…/.